Hướng dẫn sử dụng máy dán cạnh tự động 5 chức năng

Hướng dẫn sử dụng máy dán cạnh tự động | SEMAC

Máy dán cạnh 5 chức năng đang được sử dụng phổ biến trong nhiều xưởng gia công ván công nghiệp hiện nay. Vậy để máy hoạt động năng suất, đem lại hiệu quả gia công tốt nhất, người đứng máy phải vận hành đúng cách. Cùng tham khảo bài viết hướng dẫn sử dụng máy dán cạnh tự động dưới đây nhé!

Giới thiệu máy dán cạnh thẳng 5 chức năng

Là dòng máy dán cạnh tự động được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Với thiết kế nhỏ gọn, chi phí đầu tư tương đối thấp, phù hợp với nhu cầu sản xuất của hàng loạt doanh nghiệp.

Đặc điểm nổi bật máy dán nẹp gỗ công nghiệp

Máy kết hợp 5 chức năng hiệu quả: lăn keo & dán chỉ – cắt đầu đuôi nẹp – xén mép trên dưới – cạo keo thừa – đánh bóng.

Máy dán cạnh sử dụng màn hình cảm ứng, thể hiện trực quan, thao tác đơn giản.

Thực hiện lăn keo đều, kết dính chỉ và cạnh ván chắc chắn. Đường dán nẹp đẹp, đạt độ thẩm mỹ cao, bền theo thời gian.

Máy dán cạnh gỗ công nghiệp có thể dán đa dạng các loại chỉ: PVC, MDF, melamine, veneer, nẹp gỗ… gia công sản phẩm chi tiết thẳng như cạnh bàn, tủ áo, tủ bếp, nội thất văn phòng,…

Máy dán nẹp gỗ công nghiệp 5 chức năng còn sở hữu linh kiện từ các thương hiệu nổi tiếng như: biến tần Delta, hệ thống điện Siemens, hệ thống khí nén Airtac, màn hình điều khiển Delta,…

Xem thêm: Công nghệ máy dán cạnh chữ j

Chi tiết cấu tạo máy dán cạnh 5 chức năng

CÁC BƯỚC VẬN HÀNH MÁY DÁN NẸP GỖ CÔNG NGHIỆP

Quốc Duy hướng dẫn sử dụng máy dán cạnh chuẩn nhất, hy vọng quý khách hàng áp dụng và mang lại hiệu quả sản xuất cao.

1. Công tác chuẩn bị

– Cấp nguồn điện chạy máy 3 pha – 380V

– Khí nén yêu cầu phải đạt 0.6 – 0.8 Mpa

– Bình bơm nhớt phải hơn ½ bình

– Lắp hệ thống hút bụi

– Chuẩn bị keo hạt dán cạnh, chỉ dán đúng màu phù hợp theo sản phẩm

– Tiến hành đo độ dày ván để điều chỉnh đồ cao băng tải phù hợp

2. Cách chỉnh máy dán cạnh

Việc cân chỉnh từng cụm chức năng để phù hợp với sản phẩm mà bạn đang muốn gia công là vô cùng cần thiết. Nó sẽ quyết đến sản phẩm chạy ra có đẹp, có kết dính chắc chắn hay không?

Cụm lăn keo & ép nẹp

– Đổ keo vào nồi ở mức 2/3 nồi, để tránh trường hợp bị tràn ra ngoài trong quá trình chạy máy.

– Vặn ốc của trục lăn keo để điều chỉnh lượng keo ra nhiều hay ít. Dựa vào chất lượng sản phẩm sau khi dán thử, người vận hành điều tiết lượng keo phù hợp.

– Lắp chỉ vào vị trí và cân chỉnh chiều cao của bộ đỡ chỉ phù hợp với chiều cao chỉ.

– Vặn chỉnh đồng hồ rulo ép theo chiều dày nẹp bằng cách: vặn cùng chiều kim đồng hồ khi ép chỉ dày hoặc vặn ngược chiều kim đồng hồ khi ép chỉ mỏng.

Cụm cắt đầu đuôi

Đây là cụm thực hiện cắt đầu và đuôi nẹp dư ra sau khi ép chỉ của máy dán cạnh tự động. Ở cụm cắt đầu đuôi sẽ có 2 trường hợp người vận hành cần lưu ý:

  • Nếu cắt đầu đuôi bị lẹm vào ván: Vặn ốc phía sau motor theo ngược chiều kim đồng hồ.
  • Nếu cắt chỉ bị dư so với ván: vặn ốc motor cùng chiều kim đồng hồ.

Cụm xén trên dưới

Với cụm chức năng này, người đứng máy cần vặn chỉnh đồng hồ theo độ dày nẹp. Ngoài ra, khi gia công xén mép, cần lưu ý 2 trường hợp sau:

  • Nếu chỉ xén còn dư so với mặt ván: tiến hành mở khóa và vặn ốc ngược chiều kim đồng hồ ⇒ dao sẽ xén vào chỉ nhiều hơn.
  • Ngược lại, nếu dao xén lẹm vào ván, thì vặn ốc cùng chiều kim đồng hồ.

Cụm cạo keo

Tương tự như cụm xén trên dưới, người vận hành cần chỉnh đồng hồ cụm cạo keo theo đồ dày nẹp. Nếu chạy chỉ lớn hơn thì vặn cùng chiều kim đồng hồ

Trường hợp ngược lại, chạy chỉ nhỏ hơn thì vặn ngược chiều đồng hồ.

Cụm đánh bóng

Đổ dung dịch đánh bóng vào 2 bình chứa ngay cạnh cụm đánh bóng. Và điều chỉnh núm vặn để điều tiết lượng dung dịch ra nhiều hay ít.

Kiểm tra chổi đánh bóng, đảm bảo không bị hư hỏng. Nếu bị mòn hay rách, phải tiến hành thay mới để đảm bảo mang lại độ sáng bóng cho sản phẩm sau khi dán.

Chỉnh cụm cạo keo cụm đánh bóng | SEMAC

Cách chỉnh keo máy dán cạnh

Kiểm tra nhiệt độ: Đảm bảo rằng nhiệt độ máy dán keo đã được thiết lập chính xác. Nhiệt độ sẽ tùy thuộc vào loại keo và loại gỗ bạn đang sử dụng.

Xác định áp suất cần thiết để đảm bảo một quá trình dán cạnh hiệu quả. Áp suất thích hợp còn phải phụ thuộc vào loại gỗ và loại keo được sử dụng trong máy dán cạnh.

3. Chạy máy dán cạnh gỗ MDF

– Bước 1: Vặn bật nút nguồn POWER

– Bước 2: Bật gia nhiệt nồi keo HEATER

– Bước 3: Đợi nhiệt độ nồi keo đạt mức yêu cầu, tiến hành chạy máy dán cạnh tự động.

– Bước 4: Khởi động lần lượt các cụm chức năng máy dán cạnh bằng cách chạm vào biểu tượng trên màn hình. Thứ tự lần lượt là: Lăn keo – cắt đầu đuôi nẹp – xén trên dưới – cạo keo – đánh bóng – cụm phun dung dịch.

– Bước 5: Sau đó lựa chọn tốc độ băng tải, có 3 chế độ: tốc độ cao, tốc độ vừa, tốc độ thấp

– Bước 6: Cuối cùng lựa chọn khởi động băng tải và đưa ván vào dán

Chú thích bảng điều khiển máy dán cạnh | SEMAC

4. Tắt máy

– Bước 1: Tắt tất cả các chức năng trên màn hình điểu khiển

– Bước 2: Kiểm tra và vệ sinh nồi keo sau khi sử dụng – lấy keo còn sót lại ra khỏi nồi keo (tránh tình trạng keo cũ không đủ tiêu chuẩn cho lần sử dụng sau)

– Bước 3: Dùng hơi để vệ sinh toàn bộ trong – ngoài máy và nơi làm việc

– Bước 4: Tắt nút nguồn POWER trên bảng điều khiển

– Bước 5: Tắt CB nguồn

Ứng dụng máy dán cạnh 5 chức năng

Máy dán cạnh cạnh gỗ công nghiệp là một trong những dòng máy không thể thiếu trong xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp như: nội thất văn phòng, tủ quần áo, kệ sách, tủ bếp,…

Việc dán cạnh làm nâng cao tính thẩm mỹ hoàn hảo cho sản phẩm, giúp sản phẩm có giá thành cao hơn.

Máy được dùng để dán cạnh nẹp PVC, veneer,… trên bề mặt cạnh ván, MDF, MFC, MHF, Ocan,… Cho bề mặt ván được hoàn thiện một cách tinh xảo nhất.

Bảo trì – bảo dưỡng máy dán cạnh đúng cách

Để máy dán cạnh tự động phát huy hết công năng và nâng cao tuổi thọ máy, phải thực hiện công tác vệ sinh – bảo dưỡng máy đúng cách. Dưới đây là quy trình bảo trì – bảo dưỡng máy dán cạnh gỗ công nghiệp đúng chuẩn, quý khách tham khảo ngay nhé!

– Vặn công tắc POWER về vị trí OFF

– Bật nắp máy lên: dùng vòi xịt bụi hoặc ống hút bụi để hút hết những bụi trong lúc vận hành máy tạo ra.

– Kiểm tra tình trạng của thanh trượt, khớp nối và hệ thống xylanh, bánh răng, các trục vít me nâng hạ nếu bị khô ta dùng dầu/mỡ để bôi trơn. Dùng một lượng vừa đủ bôi lên các thiết bị này (tráng một lớp mỏng). Lưu ý: không nên bôi nhiều vì sẽ có tác dụng ngược lại trong thời gian sử dụng lâu dài.

– Vệ sinh nồi keo và con lăn keo: Cần vệ sinh các lớp keo bám trên nồi keo và con lăn để khi dán lần sau hiệu quả kết dính của keo với ván sẽ cao hơn. Nhiệt độ nồi keo bắt buộc nhỏ hơn nhiệt độ trục keo để tránh tình trạng keo khô cứng trên bề mặt nồi keo.

– Bơm dầu thủy lực vào thanh trượt hay các xylanh mỗi 90 phút làm việc bơm một lần.

– Thường xuyên thêm dầu vào bình chứaLưu ý: trên bình có hai giới hạn trên và dưới được thể hiện qua hai gạch màu đỏ.

– Đối với các lưỡi cắt và các cụm dao xén dùng dung dịch tẩy rửa để rửa bụi trong quá trình gia công đồng thời làm sạch keo thừa trên bề mặt. Việc này giúp sản phẩm làm ra đẹp hơn.

– Kiểm tra vệ sinh thân máy và xung quanh khu vực đặt máy

– Kiểm tra lại lần cuối: đảm bảo thu dọn hết dụng cụ và vật tư phục vụ bảo trì

– Cho máy chạy thử: kiểm tra tiếng ồn động cơ, kiểm tra keo dán cạnh, nẹp dán cạnh,…

Tham khảo thêm các loại keo dán cạnh gỗ công nghiệp

Báo giá máy dán cạnh 5 chức năng

Nếu bạn cần tư vấn – báo giá dòng máy dán cạnh tự động hoặc linh phụ kiện thay thế hãy liên hệ 0903 600 113 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Quốc Duy với đội ngũ chuyên viên kinh doanh giàu kinh nghiệm sẽ giúp quý khách lựa chọn dòng máy đáp ứng đúng nhu cầu, chi phí đầu tư phù hợp. Ngoài ra, các kỹ thuật viên Quốc Duy với tay nghề chuyên môn cao sẽ hỗ trợ lắp đặt, hướng dẫn sử dụng máy dán cạnh từ A – Z.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *